Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt (Sep 2021)

TỔNG QUAN VỀ HÓA THẠCH GỖ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

  • Nguyen Huu Hung,
  • Nguyen Trung Minh,
  • Nguyen Ba Hung,
  • An Thi Thuy,
  • Doan Dinh Hung

DOI
https://doi.org/10.37569/DalatUniversity.11.3.800(2021)
Journal volume & issue
Vol. 11, no. 3

Abstract

Read online

Hóa thạch gỗ được tìm thấy ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, trong các thành tạo địa chất của các kỷ Devon, Trias, Jura, Creta, Paleogen, Neogen và Đệ tứ. Nguyên thủy, chúng là thực vật thuộc các ngành Thạch tùng (Lycopodiophyta), Dạng dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và Hạt kín (Angiospermae). Sau khi chết, thực vật được chôn vùi trong điều kiện đặc biệt và dưới ảnh hưởng của các hoạt động địa chất trên vỏ Trái Đất, hợp phần cơ thể của gỗ được thay thế bằng các khoáng vật như silic, calcedon, opal, mã não, calcit… Ngày nay, hóa thạch gỗ được trưng bày tại nhà, ở công sở, trong bảo tàng, công viên; một số có giá trị mỹ thuật được sử dụng làm trang sức cá nhân. Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu những khái niệm cơ bản về hóa thạch gỗ, tuổi địa chất, phương pháp nghiên cứu, giá trị khoa học cũng như mỹ thuật của chúng trên lãnh thổ Việt Nam

Keywords