Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2020)

Đánh giá thích nghi đất đai cho các mô hình canh tác lúa tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

  • Trần Văn Dũng,
  • Đỗ Bá Tân,
  • Vũ Văn Long

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2020.080
Journal volume & issue
Vol. 56, no. CĐ Khoa học đất

Abstract

Read online

Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng đất đai và phân vùng thích nghi của các mô hình canh tác lúa tại Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Phương pháp theo FAO (1976) được sử dụng để đánh giá thích nghi tự nhiên và phân hạng thích nghi cho từng kiểu sử dụng đất (S1, S2, S3 và N). Kết quả nghiên cứu cho thấy TP. Vị Thanh có 7 nhóm đất chính: nhóm đất xáo trộn (Anthropic-Regosols) có diện tích 5.371,42 ha (45,19%), đất phù sa có tầng nhiều mùn (Mollic-Gleysols) có diện tích 2,630 ha (22,13%), đất phù sa trung tính ít chua Eutric-Gleysols có diện tích 1.814 ha (15,26%), phèn tiềm tàng nông (Epi-ProtoThionic-Gleysols) có diện tích 1.458 ha (12,27%), phèn hoạt động nông (Epi-Orthi Thionic-Gleysols) có diện tích 238 ha (2,00%), phèn hoạt động trung bình (Endo-OrthiThionic-Gleysols) có diện tích 203 ha (1,71%) và đất phèn tiềm tàng trung bình (Endo-ProtoThionic-Gleysols) có diện tích 172 ha (1,44%). Thành phố Vị Thanh có 11 đơn vị đất được phân thành 5 vùng thích nghi đất đai I, II, III, IV và V. Có 4 kiểu sử dụng đất gồm: lúa 2 vụ, lúa 3 vụ, 2 lúa-1 màu và lúa-cá. Nhìn chung, tất cả các vùng thích nghi I, II, III, IV và V đều thích nghi trung bình (S2) đến thích nghi cao (S1) cho các kiểu sử dụng đất.

Keywords