Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2011)

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VÙNG NGOẠI BIÊN VÀ VÙNG LÕI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ-CÀ MAU

  • Trần Nguyễn Hải,
  • Nguyễn Mỹ Hoa,
  • Đặng Duy Minh

Journal volume & issue
no. 18b

Abstract

Read online

Việc cháy rừng và các biện pháp quản lý nước khác nhau nhằm hạn chế cháy rừng vào mùa khô có thể ảnh hưởng đến tính chất hóa học môi trường đất và nước ở Vườn Quốc Gia U Minh Hạ - Cà Mau. Do đó mục tiêu của đề tài là: (1) Khảo sát đặc tính hóa học trong đất trong điều kiện giữ nước trong mùa khô ở vùng lõi và thoát nước tự nhiên ở vùng ngoại biên ở cả hai khu vực rừng than bùn tái sinh và rừng than bùn bị cháy. Mẫu đất được lấy ba lần lặp lại ở bốn tầng riêng biệt: than bùn tầng mặt, than bùn trên tầng khoáng, tầng đất khoáng và tầng sulfuric tại khu vực vùng lõi và vùng ngoại biên, mỗi 2 ? 3 tháng/lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy: pH và EC đất tươi ở vùng ngoại biên (4.9 ± 0.1 và 0.18mS/cm ± 0.03) đạt tương tự ở vùng lõi (4.8 ± 0.06 and 0.15mS/cm ± 0.02). Hàm lượng Fe (4474mg/kg) và Mn (170mg/kg) trích bằng EDTA pH 7 ở vùng ngoại biên đạt cao hơn vùng lõi (1509mg/kg Fe và 80mg/kg Mn, theo thứ tự). Việc quản lý nước ngập ở khu vực vùng lõi làm giảm hàm lượng Fe và Mn trong vật liệu than bùn, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rừng. Do đó biện pháp quản lý nước thích hợp trong vùng lõi cần được khảo sát.

Keywords