Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2020)

Cải thiện hóa học đất và năng suất lúa trồng trên đất phù sa nhiễm mặn bằng điên điển mấu (Sesbania rostrata L.)

  • Nguyễn Minh Đông,
  • Nguyễn Đỗ Châu Giang

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2020.082
Journal volume & issue
Vol. 56, no. CĐ Khoa học đất

Abstract

Read online

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của trồng cây chịu mặn (điên điển mấu: Sesbania rostrata L.) trên cải thiện các đặc tính bất lợi của đất phù sa trồng lúa nhiễm mặn và năng suất lúa. Thí nghiệm trong chậu (đựng 10 kg đất khô) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), với 3 nghiệm thức ngập mặn nhân tạo (0‰, 3‰, 6‰) đất lúa và 4 lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Giống lúa OM7347 được trồng theo sau vụ trồng cây điên điển. Kết quả cho thấy trồng điên điển mấu giúp cải thiện ý nghĩa hóa học đất lúa nhiễm mặn: giảm 12,2%-17,7% ECe, giảm 11,4%-19,5% Na+ trao đổi, giảm ý nghĩa trị số SAR và ESP, tăng ý nghĩa hàm lượng Ca2+ trao đổi trong đất. Sinh trưởng, sinh khối và hấp thu dưỡng chất (Mg2+, N, P2O5, K2O) của điên điển mấu bị ảnh hưởng nhẹ khi có sự gia tăng độ mặn của đất. Tuy nhiên, sự tích lũy proline và hấp thu Na+ và Ca2+ cũng gia tăng theo sau các mức độ ngập mặn đất. Kết quả cũng cho thấy trồng điên điển mấu (S. rostrata L.) trên đất ngập mặn 0‰ và 3‰ giúp cải thiện ý nghĩa các thành phần năng suất lúa và vì vậy giúp năng suất lúa vụ sau được cải thiện tốt hơn so với không trồng cây.

Keywords