Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Dec 2014)

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI GỐC GHÉP ỚT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT ỚT SỪNG VÀNG CHÂU PHI (CAPSICUM SPP.)

  • Võ Thị Bích Thủy,
  • Dương Phát Thịnh,
  • Trần Thị Ba

Journal volume & issue
no. 35

Abstract

Read online

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định gốc ghép thích hợp với ngọn ghép ớt Sừng vàng Châu Phi. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại gồm 5 nghiệm thức gốc ghép với ngọn ớt Sừng vàng Châu Phi là (1) ớt Hiểm trắng, (2) ớt Hiểm xanh, (3) ớt Đà Lạt, (4) ớt Cà và (5) Đối chứng- không ghép. Kết quả cho thấy ngọn ớt Sừng Vàng Châu Phi ghép lên bốn loại gốc ghép ớt khác nhau đều có tỷ lệ sống cao hơn 90% ở thời điểm 14 ngày sau khi ghép. Năng suất thương phẩm của ớt Sừng vàng Châu Phi ghép lên gốc Hiểm Trắng đạt cao nhất (21,39 tấn/ha) và cao hơn đối chứng không ghép là 8,13%, ghép lên gốc ớt Hiểm xanh 19,20%, ớt Đà Lạt 44,12% và ớt Cà 46,59%. Nhưng chiều cao cây của tổ hợp ớt “Sừng vàng Châu Phi” ghép lên gốc Đà Lạt cao nhất (126,97 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức ghép lên gốc Ớt Cà và Hiểm xanh.

Keywords