Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Aug 2017)

Ảnh hưởng của bón lân phối trộn dicarboxylic acid polymer (DCAP) đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và hấp thu lân của cây khoai lang, khoai mì, khoai mỡ trồng trên đất phèn trong nhà lưới

  • Lê Văn Dang,
  • Phan Kiên Em,
  • Lâm Ngọc Phương,
  • Ngô Ngọc Hưng,
  • Phan Văn Ngoan

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2017.076
Journal volume & issue
no. 51

Abstract

Read online

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của bón phân lân phối trộn DCAP đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất và hấp thu lân của cây khoai lang, khoai mì và khoai mỡ trồng trong nhà lưới trên biểu loại đất phèn được lấy tại xã Hoà An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm nhà lưới từ tháng 2/2014 đến tháng 8/2014, được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức: (i) không bón lân; (ii) bón 30 kg P2O5ha-1(30P); (iii) bón 30 kg P2O5ha-1 phối trộn DCAP (30P+DCAP); (iv) bón 60 kg P2O5ha-1 (60P) và (v) bón 60 kg P2O5ha-1 phối trộn DCAP (60P+DCAP). Chất DCAP được sử dụng ở nồng độ 2‰. Kết quả thí nghiệm cho thấy, bón 30P+ DCAP đã làm gia tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất trồng khoai mì và khoai mỡ ở cuối vụ, tương đương với bón 60P. Tuy nhiên, phối trộn DCAP với lân ở liều lượng cao hơn (60P) chưa làm gia tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất so với không phối trộn. Bón phân lân ở liều lượng 30 kg P2O5/ha phối trộn DCAP cho hấp thu lân của cây khoai mì tương đương với bón 60 kg P2O5/ha. Bón lân phối trộn DCAP chưa làm gia tăng hấp thu lân trên cây khoai lang và khoai mỡ. Tóm lại, hiệu quả của DCAP chưa nhất quán trong gia tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất và năng suất cây trồng.

Keywords