Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2012)

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ BAO BÌ ĐẾN KHẢ NĂNG TỒN TRỮ TRÁI CHÔM CHÔM NHÃN (NGHỊCH VỤ) Ở HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE

  • Nguyễn Minh Thủy,
  • Nguyễn Phú Cường,
  • Mông Thị Hưng,
  • Nguyễn Thị Mỹ Tuyền

Journal volume & issue
no. 22b

Abstract

Read online

Chôm chôm nhãn (Nephelium lappaceumL.) được trồng nhiều ở Chợ Lách, Bến Tre. Trái sau thu hoạch được phân loại, xử lý và cho vào các bao bì (PE, PP, khay xốp (EPS), màng PVC và thùng carton) và tồn trữở nhiệt độ thay đổi từ 10 đến 30oC. Các chỉ tiêu chất lượng (màu sắc vỏ, hao hụt khối lượng, hàm lượng chất khô hòa tan, acid citric, ascorbic) và giá trị cảm quan trái được phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy chôm chôm nhãn bảo quản trong bao bì PP và PE ở 10oC có khả năng duy trì được giá trịthương phẩm đến 15 ngày (dài hơn 10-11 ngày so với tồn trữở 30oC) với khối lượng thấp (0,5-0,6%), trong khi trái chỉđược tồn trữ 4 ngày ở 30oC với khối lượng tương đối lớn (21,9%). Hàm lượng chất khô hòa tan, hàm lượng đường và acid của trái không thể hiện sự thay đổi rõ theo thời gian tồn trữ, trong khi hàm lượng acid ascorbic có khuynh hướng giảm nhẹ. Bao bì PE và PP thể hiện ưu điểm khi sử dụng bảo quản chôm chôm ở nhiệt độthấp. Phân tích cảm quan bằng phương pháp hồi quy logistic cho thấy có thể thiết lập mô hình tương cao giữa tỷ số khả dĩ (khả năng chấp nhận) với nhiệt độ và thời gian tồn trữchôm chôm.

Keywords