Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt (Sep 2021)

TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH DI DÂN TỰ DO CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ PHÍA BẮC ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 2015

  • Nguyen Thi Ha Giang

DOI
https://doi.org/10.37569/DalatUniversity.11.3.844(2021)
Journal volume & issue
Vol. 11, no. 3

Abstract

Read online

Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Lâm Đồng gắn với quá trình di cư của các cộng đồng, tộc người khác nhau - trong đó có các tộc người thiểu số phía Bắc. Trải qua quá trình di cư, người dân tộc thiểu số phía Bắc đã có mặt ở hầu hết các địa bàn của tỉnh Lâm Đồng, tập trung chủ yếu ở những vùng sâu, vùng xa của các huyện Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Mục đích của những người di cư này đến Lâm Đồng là tìm nơi có điều kiện thuận lợi về đất đai để sản xuất nông nghiệp. Bài viết này là kết quả nghiên cứu điền dã, kết hợp với các nguồn tài liệu lưu trữ; nghiên cứu và phân tích tác động của luồng di dân tự do là các tộc người thiểu số phía Bắc đối với sự phát triển của kinh tế-xã hội Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 1976 đến năm 2015. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi chỉ ra những tác động tích cực và hạn chế của luồng di dân tự do tác động đến nền kinh tế Lâm Đồng. Đồng thời, đưa ra những giải pháp nhằm tận dụng những điểm mạnh của di dân tự do; giảm thiểu và khắc phục những hạn chế của vấn đề này trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

Keywords