Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2008)

ỨNG DỤNG CỦA CÁC CẶP MỒI CHUYÊN BIỆT DỰA TRÊN VÙNG GEN BAD2 ĐỂ PHÁT HIỆN NHANH CÁC DÒNG LÚA THƠM

  • Trần Thị Xuân Mai,
  • Hà Thanh Toàn,
  • Lê Việt Dũng,
  • Nguyễn Thành Tâm,
  • Trần Thị Giang

Journal volume & issue
no. 9

Abstract

Read online

Để phát hiện kiểu gen lúa thơm, chúng tôi đã sử dụng các đoạn mồi được thiết kế dựa trên một vùng chuyên biệt có sự loại bỏ tám cặp bp và ba trình tự chứa sự đa hình thái các nucleotid đơn (SNP) gen mã hoá cho enzime betain aldehyde dehydrogenase 2 (BAD2) nằm trên nhiễm sắc thể thứ 8. Việc sử dụng chung bốn đoạn mồi trong cùng một phản ứng PCR cho phép nhận diện giữa các cá thể thơm đồng hợp tử, không thơm đồng hợp tử và không thơm dị hợp tử trong một quần thể còn phân ly của lúa thơm. Các đoạn mồi ESP và IFAP sản suất được một đoạn 257 bp từ một alen thơm. Các đoạn mồi INSP và EAP đã khuếch đại được một đoạn 355 bp từ một alen không thơm. Do đó, các đoạn mồi chuyên biệt này rất hữu dụng trong việc phát hiện nhanh kiểu gen thơm ở các giống lúa.

Keywords