Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế (Jul 2022)

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR): KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

  • Phùng Mạnh Hùng,
  • Phùng Thị Lan Hương

Abstract

Read online

Tại Nhật Bản, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã được sử dụng từ những năm 1970. Tuy vậy, phải từ thập kỷ 1990, thuật ngữ, nội hàm và cách thức thực hiện CSR mới được các doanh nghiệp và các bên có lợi ích liên quan tiếp cận đầy đủ và có hệ thống. CSR trở thành mối quan tâm của toàn xã hội Nhật Bản, là một phần hoạt động tất yếu của các doanh nghiệp quy mô lớn và là nội dung bắt buộc trong các báo cáo đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Sau hơn 20 năm, Nhật Bản được đánh giá là quốc gia hàng đầu về thực hiện CSR với số lượng đông đảo các doanh nghiệp có bộ phận CSR chuyên trách và công bố báo cáo hàng năm về CSR và phát triển bền vững. Ở Việt Nam, CSR đã được biết đến từ lâu với hoạt động tương đối bài bản của các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Vinamilk, FPT, Honda Việt Nam,…Tuy nhiên, vẫn còn số đông các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến hoạt động CSR. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp còn cho rằng CSR là những ràng buộc về trách nhiệm của họ với môi trường, với xã hội mà lâu nay họ đang tìm cách “lờ đi”. Chiến lược phát triển của họ luôn đặt ra tốc độ tăng trưởng (doanh thu, lợi nhuận), tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả nguồn lực, lành mạnh hóa tài chính,…mà hoàn toàn không nhắc đến CSR, không có kế hoạch cụ thể, thậm chí là không đề cập đến. Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu hoạt động CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản đã rất thành công trong kinh doanh và thực hiện CSR, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Keywords