Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2019)

Ảnh hưởng của các mức cho ăn khác nhau lên chất lượng nước, tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm sú (Penaeus monodon) nuôi kết hợp với rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata)

  • Nguyễn Thị Ngọc Anh,
  • Lam Mỹ Lan,
  • Trần Ngọc Hải,
  • Nguyễn Hoàng Vinh

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2019.083
Journal volume & issue
Vol. 55, no. 3

Abstract

Read online

Nghiên cứu nuôi kết hợp tôm sú (Penaeus monodon) với rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) được thực hiện gồm 6 nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Tôm nuôi đơn được cho ăn thức ăn viên theo nhu cầu (nghiệm thức đối chứng), và tôm nuôi kết hợp được cho ăn với 5 mức khác nhau: 100%, 75%, 50%, 25% và 0% (không cho ăn) lượng thức ăn của nghiệm thức đối chứng. Tôm sú (khối lượng 1,79 g) được nuôi với mật độ 150 con/m3 và rong câu 1 kg/m3. Sau 90 ngày nuôi, hàm lượng hợp chất đạm (TAN, NO2-, NO3- và TN) và lân (PO43- và TP) trong nuôi kết hợp luôn thấp hơn nhiều so với nuôi tôm đơn. Tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và năng suất tôm ở mức cho ăn 50% nhu cầu không khác biệt thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng, tương ứng với chi phí thức ăn có thể được giảm 49%. Ngoài ra, tôm luộc chín ở các nghiệm thức nuôi kết hợp có màu đỏ đậm hơn so với tôm nuôi đơn. Thành phần hóa học thịt tôm (độ ẩm, protein, lipid và tro) không bị ảnh hưởng bởi mức cho ăn, ngoại trừ lipid. Kết quả này cho thấy nuôi kết hợp tôm sú-rong câu chỉ với mức cho ăn 50% nhu cầu có thể được xem là tối ưu về hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng nước được cải thiện.

Keywords