Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Dec 2015)

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

  • Trần Thị Kim Hồng,
  • Dương Văn Ni,
  • Phùng Thị Hằng,
  • Lý Văn Lợi

Journal volume & issue
no. CĐ Môi trường 2015

Abstract

Read online

Nghiên cứu khảo sát thành phần loài thực vật bậc cao được thực hiện từ năm 2013 đến năm 2014 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học được xây dựng dựa trên 8 kiểu sử dụng đất (đã được nhóm lại từ 31 kiểu sử dụng đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Cần Thơ). Mức độ đa dạng được phân thành 4 cấp độ tiềm năng đa dạng sinh học (từ cao, trung bình, thấp và rất thấp). Từ bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học, các vị trí thu mẫu được chọn để nghiên cứu. Có 39 ô mẫu được khảo sát (diện tích mỗi ô mẫu là 1 km x 1 km = 1 km2). Kết quả khảo sát cho thấy thành phần loài trong hệ thực vật bậc cao ở Cần Thơ có tổng cộng 620 loài. Trong đó, nhóm thực vật hạt kín nhiều nhất với số lượng là 581 loài (293 loài đơn tử diệp và 288 loài song tử diệp), nhóm hạt trần là 11 loài và nhóm dương xỉ là 28 loài. Từ kết quả này, bản đồ đa dạng thực vật bậc cao thành phố Cần Thơ được xây dựng. Vùng có số loài hiện diện tương đối cao (từ 249 đến 439 loài) là các huyện Phong Điền, Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai: nơi nổi tiếng với các vườn cây ăn trái với diện tích khá lớn trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Cồn Ấu. Trong các sinh cảnh thì kiểu vườn tạp – vườn cây lâu năm có thành phần loài đa dạng nhất (82 loài), thấp nhất là đất trồng rẫy (9 loài).

Keywords