Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Apr 2019)

Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước từ một số loại cây dùng làm thuốc dân gian tại Vườn Quốc gia Bidoup - núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

  • Phạm Minh Nhựt,
  • Dang Thi Phuong Thao,
  • Nguyễn Xuân Minh Ái

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.016
Journal volume & issue
Vol. 55, no. CĐ Công nghệ Sinh học

Abstract

Read online

Cây thuốc dân gian được người dân tộc tại Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà, Lâm Đồng sử dụng để điều trị một số bệnh như: tiêu chảy, viêm, làm lành vết thương …. Sử dụng cây thuốc hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên nghiên cứu này hướng đến việc đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết nước để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Tách chiết cao nước và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch đối với 16 chủng vi khuẩn chỉ thị của 9 cây thuốc dân gian được người dân tộc K’Ho sử dụng để trị bệnh tiêu chảy. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu suất tách chiết cao nước khá cao (11,99% - 29,52%), đồng thời cao chiết nước từ cây xidra nguôn (Medinilla septentrionalis) ở nồng độ 100 mg/mL có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất (kháng 16/16 chủng) với đường kính vòng kháng khuẩn từ 9,3 cm – 11,0 cm; 4/9 mẫu cao chiết có hoạt tính yếu (kháng được từ 1 chủng đến 6/16 chủng vi khuẩn chỉ thị) và 4/9 mẫu cao chiết nước không kháng khuẩn. Kết quả xác định sơ bộ thành phần hóa học của cao chiết nước có tính kháng khuẩn cho thấy có sự hiện diện của alkaloid, steroid, saponin, tannin và flavonoid. Kết quả cũng cho thấy rằng nước có thể được sử dụng để tách chiết cao nhưng không phải tất cả các cao chiết nước đều có hoạt tính tốt, do đó cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Keywords