Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2010)

HIỆU QUẢ CANH TÁC CÀ CHUA GHÉP TRÁI VỤ TẠI TỈNH HẬU GIANG

  • Trần Thị Ba,
  • Phạm Thanh Phong

Journal volume & issue
no. 16b

Abstract

Read online

Sản xuất cà chua trong mùa nóng, ẩm (tháng 5-10) ở những vùng đất thấp của đồng bằng sông Cửu Long thường rất giới hạn vì rủi ro cao. Lượng mưa nhiều kết hợp với nước lũ dâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh từ đất phát triển làm giảm năng suất nghiêm trọng, trong đó bệnh héo do vi khuẩn Ralstonia solanacearum được xem là quan trọng nhất. Thí nghiệm đã được thực hiện từ tháng 5 - 10/2007 tại ruộng chuyên canh rau tỉnh Hậu Giang trên nền đất có trồng cà chua đã nhiễm bệnh héo tươi trên 50%, kết quả cho thấy các gốc ghép cà chua Đà Lạt, cà chua HW 96 và cà tím EG 203 với ngọn ghép là cà chua F1 Red Crown 250 có tỉ lệ nhiễm bệnh héo tươi của cây cà chua ghép Red crown 250 trên gốc cà tím EG 203 là 0,0%, kế đến là gốc ghép cà chua HW 96 và Đà Lạt 9,0-11,5%, đối chứng không ghép bệnh 70,5%, đặc điểm sinh trưởng của cây ghép tốt, năng suất thực tế và lợi nhuận ở vụ Thu Đông đạt cao nhất trên gốc cà chua Đà Lạt (24,42 tấn/ha), cà tím EG 203 (21,19 tấn/ha), cà chua HW 96 (20,07 tấn/ha) cao hơn trồng không ghép (4,43 tấn/ha) khoảng 4,78-5,51 lần. Phẩm chất trái (màu sắc vỏ trái, độ dày thịt trái, hàm lượng Vitamin C và chất khô của trái) cà chua ghép không khác biệt so với trồng không ghép. Tỷ suất lợi nhuận của trồng cà chua ghép trên gốc cà chua Đà Lạt đạt 1,08, cà tím EG 203 là 0,81 và cà chua HW 96 0,71, thấp nhất là trồng không ghép - 0,49. Cà chua ghép nên áp dụng vào sản xuất thương mại tại Hậu Giang nơi có áp lực bệnh phát sinh từ trong đất cao.

Keywords