Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jul 2016)

Ba quan điểm chính đo lường lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu hàng hóa quốc gia

  • Võ Minh Sang,
  • Đỗ Văn Xê

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.475
Journal volume & issue
no. 44

Abstract

Read online

Lợi thế so sánh của sản phẩm hàng hóa ở một quốc gia là sản phẩm của quốc gia đó có khả năng sản xuất và xuất khẩu với chi phí cơ hội thấp hơn so với sản phẩm hàng hóa ở các quốc gia khác. Chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa là số lượng hàng hóa khác phải hy sinh để dành nguồn lực cho việc sản xuất hàng hóa ban đầu. Nghiên cứu lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo từ 1817 và các nghiên cứu có liên quan dựa trên phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp phân loại, phân tích, hệ thống hóa được sử dụng để nhằm luận giải cho mục tiêu nghiên cứu, đó là hệ thống hóa các quan điểm tiếp cận lợi thế so sánh. Kết quả nghiên cứu đã hệ thống thành 3 quan điểm tiếp cận lợi thế so sánh: (1) Lợi thế so sánh dựa trên lợi thế về chi phí sản xuất; (2) Lợi thế so sánh dựa trên kết quả tiêu thụ ở thị trường quốc tế, và (3) Lợi thế so sánh dựa trên lợi thế nguồn lực nội nguồn.

Keywords