Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2016)

Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên cá sặc rằn (Trichogaster pectogalis) và khả năng nuôi cá ở tỉnh Hậu Giang trong điều kiện xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu

  • Lê Thị Phương Mai,
  • Dương Văn Ni,
  • Trần Ngọc Hải,
  • Võ Nam Sơn,
  • Đỗ Thị Thanh Hương

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.066
Journal volume & issue
no. 43

Abstract

Read online

Nghiên cứu được thực hiện với 2 nội dung là (i) thí nghiệm đánh giá khả năng tăng trưởng của cá giống sặc rằn (Trichogaster pectogalis) khi nuôi ở các độ mặn khác nhau và (ii) khảo sát hiện trạng nuôi cùng với khả năng thích ứng của người nuôi cá trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đối với nội dung thứ nhất, thí nghiệm được tiến hành trên bể với 6 nghiệm thức có độ mặn là 0, 3, 6, 9, 12 và 15 ‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá sặc rằn tăng trưởng tốt nhất ở độ mặn 9 ‰(đạt 6,15 g/con và 7,67cm/con) nhưng tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở độ mặn 3 ‰(92,2%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với độ mặn 6 và 9 ‰(55,6% và 12,1%). Nội dung thứ hai là khảo sát hiện trạng nuôi cá và ý kiến của người nuôi về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nói chung và xâm nhập mặn nói riêng lên nghề nuôi được tiến hành tại tỉnh Hậu Giang và Bạc Liêu với 32 hộ bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy, năng suất cá nuôi trung bình 8,71 tấn/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 43,1 triệu đ/ha/vụ/. Có 84 – 90% số hộ nuôi đã nhận biết được sự thay đổi của khí hậu và 59 – 84% người nuôi nhận định lượng mưa lớn và sự thay đổi của nhiệt độ đã tác động đến mô hình nuôi. Kết quả khảo sát cũng cho thấy 94% số hộ cho rằng chưa bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn trong thời gian qua. Tuy nhiên, đối với khả năng bị xâm nhập mặn trong thời gian tới, có trên 42% số hộ vẫn nuôi cá bình thường khi độ mặn nhỏ hơn 5 ‰, khi độ mặn lớn hơn 5 ‰ có trên 75% nông hộ không đề xuất được giải pháp ứng phó.

Keywords