Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2019)

Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán bệnh sán lá sinh sản ở vịt

  • Nguyễn Đức Tân,
  • Nguyễn Văn Thoại,
  • Lê Hứa Ngọc Lực,
  • HuỲnh Vũ VỸ

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2019.072
Journal volume & issue
Vol. 55, no. 3

Abstract

Read online

Bệnh sán lá sinh sản ở vịt do loài Prosthogonimus sp. gây ra. Bệnh ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả chăn nuôi vịt. Để chẩn đoán bệnh này, cần dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết hợp xét nghiệm phát hiện trứng sán trong phân hoặc mổ khám phát hiện sán ký sinh trong túi Fabricius hoặc ống dẫn trứng. Vịt bị bệnh sán lá sinh sản thường có một số biểu hiện như: ăn ít, ủ rũ, gầy yếu, đi đứng không thăng bằng, mắt nhắm, hay nằm và giảm bắt mồi; vịt giảm đẻ, trứng vỏ mỏng, trứng không có vỏ vôi; một số trường hợp lỗ huyệt có nhiều chất dịch, vịt đẻ có hiện tượng lòi dom. Tỷ lệ chết khá cao, nhưng vịt chết lẻ tẻ và kéo dài. Xét nghiệm phân tìm trứng sán, trứng có hình bầu dục, hai lớp vỏ, màu nâu, đầu nhỏ có nắp, phôi bào phân bố đều bên trong. Mổ khám vịt thấy sán màu hồng đỏ trong ống dẫn trứng và túi Fabricius. Bệnh tích đại thể: Buồng trứng bị viêm hoặc viêm dính xoang bụng; ống dẫn trứng và túi Fabricius viêm, sưng, xung huyết và xuất huyết; bên trong ống dẫn trứng có nhiều dịch và cặn bã đặc, màu trắng xám. Bệnh tích vi thể: Bong lốc, hoại tử tế bào biểu mô và thâm nhiễm tế bào viêm ở ống dẫn trứng. Thoái hóa tế bào, thâm nhiễm tế bào viêm, nhiều polyp ở túi Fabricius.

Keywords