Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2014)

ẢNH HƯỞNG CỦA HAI DÒNG VI KHUẨN VÙNG RỄ PH27 VÀ TN20 ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA OM10424 Ở ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG

  • Nguyễn Thị Pha,
  • Nguyễn Hữu Hiệp,
  • Trần Đình Giỏi

Journal volume & issue
no. 32

Abstract

Read online

Hai dòng vi khuẩn cố định đạm tuyển chọn từ tập đoàn vi khuẩn phân lập từ đất vùng rễ lúa nhiễm phèn thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (dòng PH27) và Tam Nông, Đồng Tháp (dòng TN20) được sử dụng để đánh giá khả năng cung cấp đạm cho giống lúa OM10424 trong điều kiện ngoài đồng ruộng. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại với 2 nhân tố. Kết quả thu được ở các chỉ tiêu sinh trưởng cho thấy, khả năng cố định đạm của hai dòng vi khuẩn đều không làm tăng chiều cao cây và chiều dài bông nhưng có tác dụng làm tăng khối lượng khô rơm khi thu hoạch. Dòng TN20 có khối lượng rơm cao nhất (11,5 g/bụi), khác biệt có ý nghĩa với không chủng vi khuẩn (10,1 g/bụi) và có chủng dòng PH27 (10,1 g/bụi). Về các chỉ tiêu năng suất, ảnh hưởng của các mức phân đạm và các dòng vi khuẩn không đủ tạo sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ lép và khối lượng 1000 hạt. Chủng dòng PH27 cho số bông/m2 cao nhất (256 bông/m2), số hạt chắc/bông cao nhất (63,8 hạt) và cho năng suất cao nhất (3,25 T/ha). Chủng dòng PH27 có thể tiết kiệm được 50% lượng phân đạm mà vẫn cho năng suất tương đương với bón đầy đủ 100% đạm không chủng vi khuẩn.

Keywords