Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2010)

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHOLINESTERASE TRONG THỊT CÁ RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) ĐỂ ĐÁNH DẤU ẢNH HƯỞNG PHUN THUỐC DIAZAN 60 EC TRÊN RUỘNG LÚA Ở QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

  • Nguyễn Văn Công,
  • Ngô Tố Linh

Journal volume & issue
no. 16b

Abstract

Read online

Nhạy cảm của enzyme cholinesterase (ChE) ở cá rô đồng với thuốc sâu diazinon và khả năng phục hồi sau khi cho ra nước sạch đã được đánh giá trong điều kiện phòng thí nghiệm. ChE không những rất nhạy cảm với diazinon mà còn bị ức chế lâu dài. Qua đó cho thấy ChE ở cá rô có khả năng được sử dụng như chỉ dấu sinh học để đánh giá ảnh hưởng của sử dụng thuốc. Nghiên cứu này được triển khai trên 4 ruộng lúa ở Thành Phố Cần Thơ nhằm đánh giá khả năng sử dụng ChE trong thịt cá rô để đánh dấu ảnh hưởng của phun Diazan 60EC đến cá. Kết quả cho thấy nồng độ diazinon trong nước ở ruộng sau 1 giờ phun dao động từ 8 đến 711àg/L và giảm dưới ngưỡng phát hiện (0,3àg/L) trong 5 ngày sau khi phun. Các nồng độ diazinon này đã làm ức chế ChE trong thịt cá rô từ 29% đến 85%. Tỷ lệ ức chế ChE tăng theo sư? gia tăng nồng độ diazinon. Sau 7 ngày ChE mới có khuynh hướng phục hồi nhưng vẫn còn bị ức chế từ 22 đến 60% sau 2 tuần phun thuốc. Tác hại lâu dài của phun Diazan 60EC có thể là một trong những nguyên nhân làm suy giảm sản lượng cá rô đồng ngoài tự nhiên. Có thể sử dụng ChE trong thịt cá rô để quan trắc nước nhiễm bẩn do phun Diazan và ảnh hưởng của nó đến ca? rô.

Keywords