Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Apr 2020)

Đa dạng di truyền của cá rô biển (Pristolepis fasciata Bleeker, 1851) ở Đồng bằng sông Cửu Long

  • Dương Thúy Yên,
  • Trần Đắc Định,
  • Nguyễn Thị Ngọc Trân

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2020.023
Journal volume & issue
Vol. 56, no. CĐ Thủy sản

Abstract

Read online

Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ đa dạng di truyền và sự khác biệt di truyền của các quần thể cá rô biển ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cá được thu ở ba nơi đại diện cho hai môi trường phân bố: vùng trũng khu bảo tồn (Láng Sen-Long An và U Minh Hạ-Cà Mau) và vùng nội đồng Hậu Giang. Sáu chỉ thị Inter-simple sequence repeats (ISSR) được dùng để khuếch đại 95 mẫu. Kết quả thu được 56 vạch (dao động từ 5 đến 12 vạch cho mỗi chỉ thị) với tỉ lệ đa hình (P, %) chung là 86,9% và tỉ lệ dị hợp mong đợi (He) là 0,250. Quần thể cá rô biển ở Long An (n=33) có sự đa dạng di truyền cao nhất (P = 98,2%; He=0,289) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) so với 2 quần thể Cà Mau (n=30; P=80,4%; He=0,239) và Hậu Giang (n=32; P=80,4%; He=0,245). Ba quần thể có mức độ tương đồng di truyền cao (từ 0,968 đến 0,984) và có sự trao đổi gen lớn (Nm=9,3). Phân tích khoảng cách di truyền Nei’s và cây di truyền cho thấy hai quần thể Cà Mau và Hậu Giang có khoảng cách di truyền gần hơn so với khoảng cách hai quần thể này với quần thể cá Long An.

Keywords