Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Dec 2015)

CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO VÙNG ĐẤT GIỒNG CÁT VEN BIỂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  • Lê Anh Tuấn,
  • Võ Văn Ngoan,
  • Hoàng Thị Thuỷ

Journal volume & issue
no. CĐ Môi trường 2015

Abstract

Read online

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 48.822 ha đất giồng cát ven biển. Đó là những dải đất hẹp phân bố song song với bờ biển, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có cửa sông như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Vùng đất giồng là nơi có mật độ dân cư tương đối cao, tồn tại nhiều hoạt động sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp khá đa dạng. Trong khoảng một thập niên vừa qua, thời tiết bất thường đã gây một số tác động cho vùng giồng cát. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phân tích tổng hợp các điều tra thực địa, thảo luận với các nhóm sinh kế khác nhau qua phỏng vấn và trao đổi với 160 nông dâng đang canh tác trên các giồng cát ven biển. Kết quả khảo sát cho thấy, mô hình đa canh cây màu được nông dân áp dụng nhiều nhất (85-95%), trong khi ươm nuôi thuỷ sản ít được nông dân chọn lựa (0-10% số nông dân được hỏi). Nghiên cứu ghi nhận và đánh giá khả năng thích ứng của các mô hình canh tác nông - lâm - ngư của các cộng đồng cấp xã ở địa phương, cộng đồng địa phương có thể ứng phó hợp lý với các tác động biến đổi khí hậu. Năm giải pháp ứng phó phổ biến được người dân địa phương ưu tiên lựa chọn là (i) bố trí thời vụ hợp lý (88%); (ii) chọn lựa cây - con phù hợp (78,75%); (iii) áp dụng giải pháp kỹ thuật nông nghiệp (73,12%); (iv) tận dụng phụ phẩm để tăng thu nhập (60%) và (v) tổ chức hợp tác trong sản xuất (51,25%). Sai số thống kê trong năm ưu tiên chọn lựa nói trên là dưới 10%. Nghiên cứu đề xuất những cải tiến về chính sách tạo động lực cho sự phát triển bền vững lâu dài cho khu vực.

Keywords