Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Mar 2021)

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng phân hủy và hóa hướng động theo dầu nhớt

  • Lê Hửu Nhẩn,
  • Nguyễn Thị Ánh Tuyết,
  • Nguyễn Thị Phi Oanh

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.006
Journal volume & issue
Vol. 57, no. 1

Abstract

Read online

Dầu nhớt là hỗn hợp gồm nhiều hydrocarbon được sử dụng rộng rãi để bôi trơn máy móc, thiết bị và động cơ của phương tiện giao thông. Khi thấm vào đất, dầu nhớt có thể di chuyển vào nguồn nước từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn bản địa có khả năng khoáng hóa và hóa hướng động theo dầu nhớt. Từ ba mẫu đất nhiễm dầu nhớt thu ở nội ô Thành phố Cần Thơ, 43 dòng vi khuẩn (gồm 27 dòng Gram âm và 16 dòng Gram dương) phát triển trong môi trường khoáng tối thiểu có bổ sung dầu nhớt (1% v/v) đã được phân lập. Các dòng vi khuẩn đều có khả năng sinh trưởng trong môi trường khoáng tối thiểu có bổ sung Tween 80 (1% v/v), trong đó, 3 dòng GS20, GS21 và GS38 có khả năng phát triển mật số nhanh hơn so với các dòng vi khuẩn khác. Sau 3 ngày nuôi cấy trong môi trường khoáng tối thiểu bổ sung dầu nhớt (2% v/v), dòng GS20 có khả năng khoáng hóa dầu nhớt tạo ra khí CO2cao nhất, đạt hiệu suất sinh khí CO2 là 93,4%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với dòng GS21 và GS38 với hiệu suất tích lũy CO2 lần lượt là 72,9% và 54,9%. Kết quả khảo sát khả năng hóa hướng động của 3 dòng vi khuẩn GS20, GS21 và GS38 cho thấy chỉ có dòng GS38 có khả năng hóa hướng động theo dầu nhớt.

Keywords