Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Nov 2014)
KHẢO SÁT SƠ KHỞI 10 LOẠI GỐC GHÉP ỚT ĐẾN NĂNG SUẤT ỚT HIỂM LAI 207
Abstract
Thí nghiệm được thực hiện trong nhà lưới (nóc ni lông, vách lưới), Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, từ tháng 8/2012 đến 3/2013 nhằm tìm ra loại gốc ghép thích hợp với cây ớt Hiểm lai 207 cho tỉ lệ sống sau ghép và năng suất cao. Thí nghiệm trồng trong chậu, bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 lần lặp lại, 11 nghiệm thức là 10 gốc ghép ớt và 01 đối chứng không ghép, ngọn ghép ớt Hiểm lai 207: (1) Hiểm trắng, (2) Hiểm xanh, (3) ớt Đà Lạt (gốc ghép), (4) TN587, (5) TN588, (6) TN589, (7) TN591, (8) TN592, (9) TN596, (10) TN598 và (11) Hiểm lai 207 (đối chứng). Kết quả cho thấy 12 ngày sau khi ghép có tỉ lệ sống cao 87,12%. Tất cả giống ớt làm gốc ghép đều cho năng suất trái cao hơn không ghép trong điều kiện nhà màng, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và không có mầm bệnh từ đất xuất hiện. ớt Hiểm lai 207 cho năng suất cao nhất khi ghép lên gốc ớt TN598 (5,3 t/ha), tương đương với TN 589 (5 t/ha), TN592 (4,6 t/ha), TN596 (4,4 t/ha), TN 591 (4,2 t/ha) và thấp nhất là ớt Hiểm lai 207 không ghép (2,4 t/ha). Kết quả cho thấy hiệu quả của biện pháp ghép trong việc tăng năng suất ớt Hiểm lai 207, làm cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo tìm ra gốc ghép kháng bệnh do vi khuẩn Ralstoniasolanacearum).