Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Apr 2019)
Khảo sát khả năng chống chịu với rầy nâu của 6 dòng lúa lai tại Long Phú - Sóc Trăng
Abstract
Thí nghiệm được thực hiện nhằm chọn lọc ra được dòng lúa có năng suất cao, thơm, kháng với rầy nâu, có mang cả hai gen thơm và gen kháng rầy nâu. Đề tài được bố trí tại xã Phú Tâm, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng trong 2 vụ Đông Xuân 2016-2017 và 2017-2018. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 11 nghiệm thức và 3 lần lặp lại gồm 6 dòng lúa lai và 5 giống lúa bố mẹ (đối chứng). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các dòng lúa khảo sát thuộc nhóm có chiều cao cây trung bình.Thời gian sinh trưởng của các giống lúa trong 2 vụ Đông Xuân dao động từ 97-113 ngày thuộc nhóm giống ngắn ngày và trung ngày (A1 và A2). Kết quả ghi nhận sự gây hại của rầy nâu trên các dòng lúa lai dao động từ cấp 3 đến cấp 7. Các dòng lai đều cho kết quả đánh giá cảm quan từ thơm vừa đến thơm. Về kiểu gen, sáu dòng lúa lai đều có kiểu gen thơm khi được nhận diện bằng 4 mồi chuyên biệt (ESP, EAP, IFAP và INSP). Kết quả PCR cũng chỉ ra rằng dấu phân tử RM225 có liên kết với gen kháng rầy nâu bph4. Nghiên cứu đã chọn được dòng C12-14 vừa thơm, vừa kháng rầy nâu, năng suất tương đương với bố mẹ và có mang cả hai gen thơm và gen kháng rầy nâu.
Keywords