Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Dec 2013)
HỆ THỐNG HÓA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA VÙNG SINH THÁI NGỌT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Abstract
Bài tổng quan được hệ thống hóa từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả về sự phát triển của các mô hình sản xuất lúa vùng sinh thái ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo dòng lịch sử. Tác giả nêu rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa việc sản xuất lúa ở Việt Nam và ĐBSCL nói riêng nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu lương thực ra thị trường thế giới. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng sinh thái ngọt ở ĐBSCL thay đổi theo thời gian do xã hội nông thôn phát triển cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn của Nhà nước, tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa của nông dân trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp cạnh tranh, sản xuất lúa ngày càng chịu nhiều rủi ro và thách thức do biến đổi khí hậu toàn cầu nên nông dân luôn thích nghi với các hệ thống sản xuất bền vững trên nền lúa trong vùng sinh thái ngọt để đảm bảo hiệu quả mô hình sản xuất. Do đó, nông dân đã chuyển dần từ sản xuất độc canh lúa mùa sang thâm canh lúa cao sản và sản xuất đa dạng cây trồng và thủy sản trên đất lúa.