Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2009)
KHảO SáT ĐặC TíNH SINH HọC CủA SùNG ĐấT LEPIDIOTA COCHINCHINAE BRENSKE HạI Rễ ĐậU PHộNG & BắP Và HIệU LựC CủA MộT Số CHủNG NấM XANH METARHIZIUM ANISOPLIAE SOROKIN, NấM TRắNG BEAUVERIA BASSIANA VUILLEMIN ĐốI VớI DịCH HạI NàY
Abstract
Giai đoạn trứng của sùng đất nở sau 9-15 ngày, ấu trùng gây hại bằng cách cắn phá rễ cây trồng, phát triển trong thời gian rất dài từ 270 đến 300 ngày và chuẩn bị hóa nhộng từ 7-15 ngày. Nhộng nằm sâu trong đất tại nơi mà ấu trùng gây hại, giai đoạn nhộng từ 15 đến 28 ngày, sau đó vũ hóa thành thành trùng. Sau khi vũ hóa, thành trùng sống và hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng thường ẩn mình vào những lá cây xoài, điều, thức ăn của thành trùng là lá cây xoài, điều. Thành trùng sống từ 21 đến 32 ngày, mỗi thành trùng cái đẻ từ 15 đến 17 trứng. Vòng đời của sùng đất (Lepiodota cochinchinae Brenske) kéo dài 9 đến 12 tháng. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, các chủng nấm Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana với nồng độ sử dụng là 10^8bào tử/mL có khả năng phòng trừ sùng đất. Độ hữu hiệu của các chủng nấm Ma7-CT, Ma12-TV và Ma13-TV có hiệu quả phòng trừ sùng đất trên 70% và các chủng nấm Bb3-CT, Bb4-CT và Bb9-CT trên 72% sau 28 ngày xử lý ở nồng độ 10^8bào tử/mL.