Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2019)

Đánh giá khả năng chịu mặn tăng dần của cỏ thức ăn gia súc lông tây (Brachiaria mutica), cỏ Paspalum (Paspalum atratum) và cỏ Setaria (Setaria sphacelata) trong điều kiện thí nghiệm

  • Võ Hoàng Việt,
  • Phạm Thị Hân,
  • Nguyễn Minh Đông,
  • Nguyễn Châu Thanh Tùng,
  • Ngô Thụy Diễm Trang

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.120
Journal volume & issue
Vol. 55, no. CĐ Môi trường

Abstract

Read online

Đề tài thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm đánh giá khả năng chịu mặn của cỏ lông tây, cỏ Paspalum và cỏ Setaria trồng bằng phương pháp thủy canh trong dung dịch dinh dưỡng Hoagland. Muối NaCl được bổ sung để có năm mức độ muối 0, 5, 10, 15 và 20‰, nồng độ mặn 5‰ được tăng dần mỗi tuần đến khi đạt mức 20‰. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả cho thấy nồng độ mặn 15 và 20‰ ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng và phát triển của ba loài cây nghiên cứu, nhưng chưa ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của lông tây và cỏ Setaria. Hàm lượng diệp lục tố trong lá (SPAD) của cỏ lông tây có dấu hiệu tăng khi độ mặn tăng, trong khi cỏ Paspalum có dấu hiệu giảm và cỏ Setaria thì không thay đổi khi nồng độ mặn tăng. Trong ba loài cây nghiên cứu, cỏ lông tây tích lũy proline cao nhất. Điều này cho thấy khả năng chịu mặn của cỏ Paspalum kém hơn lông tây và cỏ Setaria, do đó, hai loài cây này có tiềm năng được chọn trồng cho sản xuất cỏ làm thức ăn cho gia súc vùng ven biển hay vùng đất bị nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Keywords