Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2011)

ẢNH HƯỞNG CỦA DẠNG LẬP ĐỊA VÀ TẦN SỐ NGẬP TRIỀU LÊN TÍNH CHẤT LÝ HÓA HỌC ĐẤT TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

  • Lê Tấn Lợi

Journal volume & issue
no. 18a

Abstract

Read online

Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định những ảnh hưởng của chế độ thủy văn lên tính chất đất tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thuộc huyện Cần Giờ, Thành phố HCM. Hướng của nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề: (1) là kháo sát địa hình và chế độ thủy văn, đặc biệt là tần suất ngập triều và (2) là khảo sát sự ảnh hưởng của chế độ thủy văn lên tính chất đất. Tính chất lý hoá học đất được ghi nhận tại hai vị trí Khe Vinh (KV) và Mũi ó (MO) thuộc tiểu khu 17 trên 3 vùng (1, 2 & 3) được bố trí dọc theo 3 lát cắt tại cả hai vị trí. Mẫu đất được lấy tại 2 độ sâu 10 cm và 30 cm, các chỉ tiêu được theo dõi và nghi nhận trong mùa khô và mùa mưa. Kết quả cho thấy sự khác nhau về cao độ mặt đất sẽ dẫn đến khác biệt vê tần suất ngập triều. Nhìn chung, cao độ mặt đất và tần suất ngập có ảnh hưởng mạnh đến tính chất đất. Thành phần cơ giới của đất tại hai vị trí KV và MO chủ yếu là thịt và sét, ở tầng đất dưới có tỉ lệ cát cao hơn là tầng mặt. Dung trong đất có tương quan với ẩm độ đất, trong mùa khô cao hơn trong mùa mưa. pH đất tại các vùng cao có giá trị cao hơn so với các vùng thấp và vùng thường xuyên ngập nước, ngược lại Eh lại thấp tại các vùng có cao độ thấp và thường xuyên ngập nước, đối với EC có sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô.

Keywords