Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jul 2024)
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở tiềm năng đất đai huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
Abstract
Bài báo nhằm xác định khả năng phù hợp đất đai về định tính và định lượng làm cơ sở bố trí sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Vĩnh Thuận. Chín cuộc PRA (Participatory Rural Appraisal) được tiến hành thực hiện đối với nhà quản lý và người dân trực tiếp canh tác nông nghiệp để xác định các điều kiện về tự nhiên, kinh tế và tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương. Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá đất đai của Food and Agriculture Organization - FAO (1976 và 2007) được áp dụng để xác định khả năng phù hợp đất đai về tự nhiên và kinh tế cho các kiểu sử dụng đất chính của huyện dưới sự hỗ trợ của công cụ GIS để xây dựng các bản đồ chuyên đề. Kết quả đã xác định được 07 vùng thích nghi tự nhiên và 12 vùng thích nghi về kinh tế cho 05 kiểu sử dụng đất bao gồm lúa 2 vụ, lúa 2 vụ-màu, lúa-tôm, thuỷ sản lợ và chuyên khóm. Căn cứ vào khả năng phù hợp về tự nhiên và định lượng kinh tế, kết hợp định hướng phát triển của địa phương và trên cơ sở tham vấn ý kiến của người dân, 06 vùng sản xuất nông nghiệp đã được xây dựng cho huyện Vĩnh Thuận đến năm 2030 mang tính bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Keywords