Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2016)

Xác định thành phần loài giun móc ở chó nhà tại tỉnh Đồng Tháp và Sóc Trăng bằng phân tích hình thái học và sinh học phân tử

  • Nguyễn Thị Chúc,
  • Nguyễn Hữu Hưng,
  • Nguyễn Hồ Bảo Trân

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2016.051
Journal volume & issue
no. CĐ Nông nghiệp

Abstract

Read online

Bệnh giun móc là một trong những bệnh ký sinh trùng phổ biến trên chó nuôi ở Việt Nam, và bệnh có khả năng truyền lây từ động vật sang người. Do vậy, bệnh không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi mà con ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần loài giun móc trên chó tại 2 tỉnh Đồng Tháp và Sóc Trăng. Giun móc được thu thập trên 2 địa bàn tỉnh Đồng Tháp và Sóc Trăng bằng phương pháp mổ khám. Sau đó, các mẫu giun móc được định danh dựa vào khóa định danh phân loại Phan Thế Việt và ctv. (1977), Levine N.D. (1968), Soulsby (1977). Kỹ thuật PCR – RELP (PCR đoạn gene ITS1, và sử dụng enzyme cắt giới hạn RsaI được dùng để phân biệt giun móc ở cấp độ phân tử. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun móc trên chó trung bình là 64,00%, trong đó chó nhiễm A. caninum, A. ceylanicum và A. braziliense lần lượt với tỷ lệ là 59,65%; 25,00%; 16,35%. Chó 12 – 24 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm là 71,03% cao hơn ở chó trên 24 tháng tuổi (60,55%). Tỷ lệ nhiễm có xu hướng giảm dần theo tuổi. Chó nuôi thả rông có tỷ lệ nhiễm giun móc cao 71,6% và thấp hơn ở chó nuôi nhốt là 38,20%. Đặc điểm hình thái học và kỹ thuật sinh học phân tử PCR – RELP cho thấy, 3 kiểu hình A1, A2 và A3 tương ứng với 3 loài giun móc A. caninum, A. ceylanicum và A. braziliense. Kết quả giải trình tự đoạn gene ITS1 cho kết quả hoàn toàn trùng khớp với kết quả phân tích PCR – RELP.

Keywords