Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2020)

Nghiên cứu thời gian và nhiệt độ hoạt hóa ống nano carbon ứng dụng chế tạo vật liệu xúc tác điện cực pin nhiên liệu methanol

  • Đặng Long Quân,
  • Huỳnh Dương Ngọc Ái Trân,
  • Phan Diễm Trinh

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2020.102
Journal volume & issue
Vol. 56, no. CĐ Tự nhiên

Abstract

Read online

Trong nghiên cứu này, ống nano carbon (CNTs) được hoạt hóa bằng hỗn hợp nitric acid (HNO3) và sulfuric acid (H2SO4) tỉ lệ 1:1 về thể tích với thời gian và nhiệt độ khác nhau. Sau đó, vật liệu xúc tác điện cực platinum- ruthenium trên nền ống nano carbon hoạt hóa (PtRu/CNTs) được chế tạo bằng phương pháp khử hóa học. Các tiền chất H2PtCl6 và RuCl3 đã được sử dụng, với dung dịch ethylene glycol (EG) kết hợp với NaBH4 làm chất khử. Thành phần hóa học của các mẫu được xác định bằng phổ nhiễu xạ tia X (XRD), hình ảnh trực quan của các hạt nano PtRu bám trên bề mặt CNTs được chỉ ra bởi ảnh chụp từ kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), và phép đo điện hóa cyclic voltammetry (CV) được sử dụng để phân tích và đánh giá khả năng oxy hóa methanol của các mẫu nghiên cứu. Kết quả đo phổ XRD và ảnh TEM cho thấy, các hạt xúc tác nano PtRu đã được tổng hợp thành công trên nền CNTs với kích thước hạt tương đối đồng nhất. Đặc biệt, phổ CV cho thấy có sự khác biệt lớn về khả năng oxy hóa methanol giữa các mẫu nghiên cứu. Trong đó, mẫu xúc tác PtRu/CNTs sử dụng ống nano carbon hoạt hóa trong 5 giờ ở nhiệt độ 50oC cho khả năng xúc tác oxy hóa methanol cao nhất.

Keywords