Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Khoa học Xã hội (Oct 2022)
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người học đối với khóa học trực tuyến ngắn hạn và đề xuất cho phát triển MOOCs tại Việt Nam
Abstract
MOOCs trở thành một hiện tượng ở Mỹ và ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, MOOCs vẫn còn là khái niệm mới mẻ với phần lớn người dân Việt Nam. Dựa trên các khoảng trống lý thuyết được tìm thấy, nghiên cứu này kết hợp lý thuyết Giảng dạy và học tập độc lập, Sự thành công của hệ thống thông tin của DeLone và McLean và mô hình Sự xác nhận mong đợi để xây dựng khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 218 người học khóa trực tuyến ngắn hạn. Phương pháp định lượng được sử dụng để đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng, gồm: giảng viên, nội dung video, tương tác với bạn học, thiết kế khóa học và website, tư vấn viên, hỗ trợ kỹ thuật, tính linh hoạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến sự hài lòng là khác nhau. Từ đây, cơ sở đề xuất cho phát triển MOOC tại Việt Nam được hình thành.
Keywords