Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Feb 2015)

Ảnh hưởng tương tác của nhiệt độ và độ mặn lên sự tăng trưởng và hormone tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống

  • Nguyễn Trọng Hồng Phúc,
  • Nguyễn Thanh Phương,
  • Nguyễn Minh Trí,
  • Thị Thế Phước,
  • Trần Thanh Trang,
  • Trần Thị Kiều Linh

Journal volume & issue
no. 36

Abstract

Read online

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn và tương tác của nhiệt độ và độ mặn lên sự tăng trưởng và biểu hiện của hormone tăng trưởng của cá tra nhằm mục tiêu đánh giá và dự đoán ảnh hưởng của sự biến đổi khi hậu toàn cầu đối với nghề nuôi cá tra ở Việt Nam. Cá tra giống được thuần dưỡng theo thời gian thích hợp được bố trí ngẫu nhiên vào 9 nghiệm thức bao gồm 3 nghiệm thức nhiệt độ (25, 30, 35oC) và 3 nghiệm thức độ mặn (0, 6, 12‰). Kết quả cho thấy nhiệt độ, độ mặn và tương tác của chúng có ảnh hưởng rõ rệt lên sự tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra. Trong đó, ở điều kiện 35oC - 6‰, cá tra có tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng cao hơn so với đối chứng và các nghiệm thức còn lại (p0,05). Độ mặn, nhiệt độ và tương tác giữa chúng không ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện của hormone tăng trưởng trong 56 ngày thí nghiệm (p>0,05). Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu tiếp xúc với điều kiện thay đổi của nhiệt độ và độ mặn (ngày 0 và ngày 1), nồng độ IGF-1 của cá tra trong các nghiệm thức có độ mặn và nhiệt độ cao khác biệt so với điều kiện bình thường. Sau 4 ngày tiếp xúc, nồng độ IGF-1 trở về mức bình thường và dao động trong khoảng trung bình 11,95±4,04 ng/mL cho đến kết thúc thí nghiệm.

Keywords