Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Aug 2022)

Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun paclobutrazol đến sinh trưởng và hàm lượng tinh dầu của cây sen thơm (Plectranthus hadiensis var. tomentosus (Benth. ex E. Mey.) Codd) trồng chậu

  • Hồ Ngọc Như Tiền,
  • Lý Trí Hiệp,
  • Lê Thị Mỹ Hạnh,
  • Lê Nhựt Tiến,
  • Phạm Thị Thùy Dương

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2022.170
Journal volume & issue
Vol. 58, no. 4

Abstract

Read online

Nghiên cứu này xác định nồng độ và thời điểm phun paclobutrazol thích hợp để cây sen thơm sinh trưởng tốt và có hàm lượng tinh dầu cao. Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (completely randomized design - CRD) gồm 12 nghiệm thức và ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Nhân tố thứ nhất gồm 4 nồng độ paclobutrazol (0 - đối chứng, 50, 100 và 150 ppm) và nhân tố thứ hai là 3 thời điểm phun paclobutrazol (20, 35 và 50 ngày sau trồng). Kết quả thí nghiệm cho thấy cây sen thơm khi phun paclobutrazol với nồng độ 50 ppm vào thời điểm 35 ngày sau trồng cho kết quả tốt nhất về chiều cao cây (9,24 cm), số lá (114 lá/cây), đường kính thân (4,06 mm), đường kính tán (10,67 cm), chiều dài và chiều rộng lá (theo thứ tự 26,7 mm và 20,60 mm), chỉ số diệp lục tố (28,20 CCI). Nồng độ và thời điểm phun paclobutrazol không ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu của cây sen thơm.

Keywords