Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jul 2024)

Đánh giá khả năng loại bỏ thuốc nhuộm xanh methylene (MB) trong môi trường nước của than sinh học được điều chế từ đũa tre dùng một lần

  • Hoàng Thị Thúy Hoa,
  • Nguyễn Trung Hiệp,
  • Trần Tuyết Sương,
  • Thái Phương Vũ

DOI
https://doi.org/10.22144/ctujos.2024.310
Journal volume & issue
Vol. 60, no. 3

Abstract

Read online

Nước thải dệt nhuộm đang là tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước trên toàn thế giới. Vì thế, việc nghiên cứu, tìm kiếm và phát triển vật liệu xanh, rẻ tiền để loại bỏ phẩm màu là cần thiết và cấp bách. Trong nghiên cứu này, vật liệu than sinh học DT-NB từ đũa tre dùng một lần được điều chế và ứng dụng hấp phụ thuốc nhuộm xanh methylene (MB) trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, than DT-NB tạo thành từ nhiệt phân chậm ở 500oC và sau đó được nghiền bi có bề mặt riêng lớn (273,11 m2/g) với cấu trúc lỗ xốp phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp phụ MB. Ở pH 10 và nồng độ MB ban đầu 30 mg/L, liều lượng than cần dùng để loại bỏ MB là 0,3 g trong thời gian 60 phút. Dữ liệu thí nghiệm phù hợp với mô hình hấp phụ đơn lớp Langmuir với dung lượng hấp phụ cực đại đạt 4,12 mg/g; và mô hình động học biểu kiến bậc hai phù hợp để giải thích động học quá trình hấp phụ MB.

Keywords