Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Dec 2013)
ẢNH HƯỞNG CỦA NATRISILICATE VÀ CALCISILICATE LÊN TÍNH CHỐNG CHỊU MẶN TRÊN LÚA OM4900 TRỒNG TRONG CHẬU
Abstract
Silic có rất nhiều chức năng trong sinh học thực vật, đặc biệt là các đáp ứng của thực vật với các điều kiện bất lợi sinh học và phi sinh học hiện diện trong môi trường sống của chúng. Trong điều kiện mặn 2? trong chậu, silic dưới dạng natrisilicate và calcisilicate được bổ sung cho cây lúa giống OM4900 ở các thời điểm 10, 30 và 50 ngày sau khi gieo bằng cách phun hoặc trộn với phân bón. ở từng thời điểm xử lý, liều lượng của natrisilicate và calcisilicate lần lượt là 100 mg và 250 mg cho một chậu. Bổ sung silic có tác dụng tăng cường chiều cao cây ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng trên cây lúa và không gây ảnh hưởng lên sự sinh tổng hợp các sắc tố quang hợp. Cung cấp thêm silic cho cây lúa làm gia tăng số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc góp phần gia tăng năng suất so với đối chứng. Cây lúa được bổ sung silic tích lũy nhiều silic hơn một cách đáng kể trong vỏ trấu đồng thời làm giảm tỷ lệ hạt lem một cách có ý nghĩa. Có một mối tương quan nghịch chặt chẽ (R2 = 0,77) giữa hàm lượng silic trong vỏ trấu và số lượng hạt lem. Vì vậy, nên bổ sung silic cho cây lúa nhằm cải thiện năng suất và quản lý dịch hại.