Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên (Jun 2020)
PHÁT TRIỂN CHỈ THỊ PHÂN TỬ SCAR NHẬN DIỆN LOÀI Vibrio vulnificus GÂY BỆNH LỞ LOÉT TRÊN CÁ NUÔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Abstract
Trong nghiên cứu trước đây, chúng tôi nhận thấy vi khuẩn Vibrio vulnificus khá phổ biến trên cá nuôi bị xuất huyết ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Vi khuẩn này là một mầm bệnh cơ hội trên người, có thể gây nhiễm trùng máu nguyên phát, nhiễm trùng vết thương và viêm dạ dày, ruột. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm phát triển một chỉ thị phân tử dựa trên kỹ thuật đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) để xác định nhanh chóng V. vulnificus. Tổng cộng có 20 mồi ngẫu nhiên đã được sử dụng cho phản ứng PCR-RAPD để phát hiện đa hình DNA giữa các loài Vibrio. Trong đó, mồi OPA-09 tạo ra một sản phẩm khuếch đại đặc hiệu cho loài V. vulnificus có chiều dài là 1356 bp. Trình tự này được thiết kế mồi đặc hiệu và chuyển thành chỉ thị SCAR có chiều dài 938 bp (A9-938). Cặp mồi đặc hiệu (Vvul-1F/Vvul-938R) khếch đại một băng duy nhất ở tất cả các chủng V. vulnificus nhưng không xuất hiện ở các loài Vibrio khác. Đây là chỉ thị có độ đặc hiệu cao và có thể sử dụng để nhận diện sự có mặt của V. vulnificus có trong các mẫu hải sản.
Keywords