Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Oct 2019)

Đánh giá tính đa dạng phiêu sinh động vật ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau

  • Lê Văn Dũ,
  • Trần Thị Ngọc,
  • Phạm Quốc Thái,
  • Phạm Sỹ Nguyên,
  • Trương Hoàng Đan,
  • Nguyễn Thanh Giao

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.130
Journal volume & issue
Vol. 55, no. CĐ Môi trường

Abstract

Read online

Nghiên cứu này nhằm khảo sát đa dạng phiêu sinh động vật (PSĐV) ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Cà Mau. Với 30 mẫu PSĐV được thu trên 3 mô hình tràm trồng, tràm tự nhiên và keo lai trên 2 loại đất phèn nông (PN) và phèn sâu (PS) vào tháng 10 năm 2018. Kết quả cho thấy có 131 loài thuộc các nhóm, ngành nguyên sinh vật (Protozoa), trùng bánh xe (Rotifera), giáp xác râu ngành (Cladocera) và giáp xác chân chèo (Copepoda). Rotifera, Copepoda, Cladocera, và Protozoa chiếm tỷ lệ lần lượt là 55,7%, 18,3% và 15,3%, và 10,7%. Tổng mật độ các loài dao động từ 41.773- 589.418 ct/m3, trong đó Rotifera là ngành có mật độ cao nhất. Chỉ số đa dạng H’ tương đối thấp từ 0,74 – 1,24, cao nhất ở mô hình keo lai ở tầng PS và thấp nhất ở mô hình tràm trồng PN. Chỉ số H’ cho thấy môi trường nước trong vùng nghiên cứu ô nhiễm từ trung bình đến nặng. Theo phân tích cụm đa dạng PSĐV được chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm 1 gồm các điểm khảo sát thuộc mô hình keo lai ở cả 2 tầng phèn, nhóm 2 gồm tràm tự nhiên và tràm trồng. Kết quả cho thấy tính chất nước ở các loại mô hình khác nhau có ảnh hưởng lớn đến đa dạng PSĐV và ưu thế của nhóm sinh vật chỉ thị.

Keywords