Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Dec 2020)

Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt dây tại thời điểm 50 ngày sau khi trồng đến đặc tính sinh trưởng, năng suất và chất lượng của ba giống khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.)

  • NguyỄn ThỊ Lan Anh Thư,
  • Lê Văn Hòa,
  • Phạm Thị Phương Thảo

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2020.157
Journal volume & issue
Vol. 56, no. 6

Abstract

Read online

Thí nghiệm được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật cắt dây tại thời điểm 50 ngày sau trồng đến sự sinh trưởng, năng suất cũng như chất lượng của ba giống khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam). Đề tài được bố trí tại xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, thừa số hai nhân tố. Nhân tố (A) bao gồm: ba giống khoai lang tím (HL491 (địa phương), Lord và Malaysia. Nhân tố (B) bao gồm: cắt dây và không cắt dây, có hai mức độ là không cắt dây và cắt dây. Thí nghiệm có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 10 m2. Kết quả thí nghiệm cho thấy, việc cắt dây khoai lang tím vào lúc 50 ngày sau trồng và giữ phần thân chính còn lại khoảng 50-60 cm đã làm thay đổi một số chỉ tiêu sinh trưởng của dây khoai lang và giúp gia tăng số củ hình thành, tăng năng suất và một số chỉ tiêu phẩm chất củ như hàm lượng chất khô, tinh bột và anthocyanin trong thịt củ. Kết quả cho thấy, giống khoai lang tím Malaysia có chiều dài dây và các chỉ tiêu năng suất (tổng số củ, năng suất thương phẩm và năng suất tổng) cao hơn so với giống khoai lang tím HL491 và khoai lang tím Lord. Giống khoai lang tím HL491 có số nhánh, số lá, hàm anthocyanin và flavonoid cao hơn hai giống còn lại.

Keywords