Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2011)

MÔ PHỎNG SỰ NGẬP LỤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA CAO TRÌNH MẶT ĐẤT DO SỰ DÂNG CAO MỰC NƯỚC - BẰNG KỸ THUẬT THỐNG KÊ VÀ NỘI SUY KHÔNG GIAN

  • Võ Quang Minh,
  • Nguyễn Thị Bích Vân

Journal volume & issue
no. 17a

Abstract

Read online

Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất như nhiều dự đoán của các tổ chức thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của mực nước biển dâng đối với điều kiện tự nhiên, môi trường và con người trên thế giới. Bên cạnh các nghiên cứu tập trung vào các mô hình truyền triều dưới ảnh hưởng của nước biển dâng, việc xây dựng các giả định sự thay đổi cao trình so với mực nước biển khi mực nước biển dâng sẽ làm thay đổi mực nước nội đồng đưa đến sự ngập lụt trong vùng là một hướng và khía cạnh nghiên cứu khác giúp hỗ trợ công tác quản lý và quy hoạch cho các nhà quản lý xây dựng hệ thống chính sách, chương trình hành động. úng dụng phương pháp thống kê địa lý và nội suy không gian để xây dựng các bản đồ phân bố cao trình với các giả định mực nước dâng từ số liệu của 967 điểm cao trình ở vùng ĐBSCL cho thấy mô hình biến động không gian của cao trình ở ĐBSCL là mô hình Exponential (Mô hình hàm số mũ); với mô hình này được sử dụng để nội suy sự phân bố không gian của cao trình cho toàn vùng. Kết quả đã mô phỏng được sự phân bố không gian của 14 giả định ở các mực nước dâng từ 0,2 đến 2,8 m; cùng với các đánh giá về ảnh hưởng của sự ngập lụt đối với áp lực đất đai, dân số, hiện trạng sử dụng đất và an ninh lương thực của ĐBSCL. Qua đó cho thấy, diện tích đất bắt đầu bị ảnh hưởng khi mực nước dâng lên 0,6 m và khi mực nước trong vùng dâng lên đến 2,8m thì toàn bộ các tỉnh, thành phố trong vùng bị ảnh hưởng, và một phần của các tỉnh thuộc vùng bán đảo Cà Mau như tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Keywords