Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Nov 2014)

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC VÀ SINH HỌC ĐẤT VƯỜN CACAO (THEOBROMA CACAO L) TRỒNG XEN TRONG VƯỜN DỪA TẠI GIỒNG TRÔM - BẾN TRE

  • Võ Hoài Chân,
  • Nguyễn Thị Sa,
  • Tất Anh Thư,
  • Võ Thị Gương

Journal volume & issue
no. CĐ Nông nghiệp

Abstract

Read online

Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ hợp lý đến việc cải thiện độ phì nhiêu đất về mặt hóa học và sinh học đất. Thí nghiệm có 5 nghiệm thức so sánh giữa phân bón vô cơ theo các liều lượng khác nhau với nghiệm thức sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp vô cơ lượng thấp. NT (1) Bón phân vô cơ theo công thức nông dân (628? 327?64/cây); NT (2) Khuyến cáo (200-200 -150 g/cây/năm); NT (3) Phân cân đối (200-70-300 g/cây/năm); NT(4) PHC + 50% phân cân đối 2; NT (5): PHC+ 75% phân cân đối. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón PHC và vô cơ cân đối giúp gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, hàm lượng Carbon dễ phân hủy, N hữu cơ dễ phân hủy và hàm lượng lân hữu dụng trong đất, khác biệt có ý nghĩa so với chỉ bón phân vô cơ với lượng rất cao và mất cân đối theo nông dân. Về mặt sinh học đất, tổng mật số nấm và tổng mật số vi khuẩn, hoạt động của enzyme phosphatase, enzyme catalase trong đất đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nghiệm thức bón PHC và giảm lượng vô cơ vào cả hai thời điểm quan sát 30 và 90 ngày SKBP. Do đó, giảm 50- 70% lượng phân vô cơ theo nông dân, bón 12 tấn/ha PHC giúp cải thiện có ý nghĩa độ phì nhiêu đất và hoạt động vi sinh vật đất trên đất vườn cacao trồng xen trong vườn dừa.

Keywords