Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2009)
HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM VÀ HÒA TAN LÂN LÊN NĂNG SUẤT ĐẬU PHỘNG TRỒNG TRÊN ĐẤT GIỒNG CÁT TỈNH TRÀ VINH
Abstract
Several carbon sources, nitrogen sources and various mixture of carriers were tested for the production of inoculants for peanut.Then, the effectiveness of the inoculant on the yield of peanut cultivated in Tra Vinh province was studied. Nhiều nguồn carbon, đạm và hổn hợp chất mang được khảo sát để sản xuất phân vi sinh đa chủng cho đậu phộng. Hiệu quả của phân vi sinh trên năng suất đậu phộng trồng tại tỉnh Trà Vinh cũng được nghiên cứu. Nguồn carbon thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm là glycerol (10g/l) và vi khuẩn hòa tan lân là rĩ đường (10g/l). Nguồn đạm thích hợp cho vi khuẩn cố định đạm và hòa tan là potassium nitrat (1g/l). Hổn hợp chất mang thích hợp nhất cho vi khuẩn là 75% than bùn và 25% bã bùn mía, mật số vi khuẩn trong chất mang vẫn còn giữ được mật số cao 109 CFU/ml cho đến 3 tháng sau khi tồn trử ở điều kiện nhiệt độ bình thường hay 6 tháng ở nhiệt độ 250C . Kết hợp chủng 2 loại vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân giúp tăng năng suất đậu ở Cầu Ngang và Duyên Hải, Trà Vinh cao hơn đối chứng lần lượt là 25,4% và 24,7%. Trồng đậu phộng có chủng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân giúp tiết kiệm 80kgN và 80kgP2O5 cho mỗi hecta.