Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Feb 2023)

So sánh mô phỏng và thực nghiệm khí hóa RDF từ chất thải rắn ở nông thôn

  • Bùi Văn Ga,
  • Võ Anh Vũ,
  • Nguyễn Văn Phụng,
  • Triệu Đức Tông,
  • Lê Ngọc Đức,
  • Nguyễn Minh Tú,
  • Trần Đình Quang,
  • Nguyễn Văn Thức

Abstract

Read online

Khi khí hóa sinh khối cùng hệ số không khí dư ER thì nhiên liệu nào có tỉ số không khí/nhiên liệu thấp thì hàm lượng CO cao và hàm lượng CO2 thấp. Nhiệt trị của syngas thu được từ khí hóa RDF chất thải rắn sinh hoạt, hỗn hợp sinh khối, gỗ và trấu với cùng hệ số không khí dư ER=0,35 lần lượt là 5,5; 6; 8,5 và 9 MJ/kg. ER tối ứu khi khí hóa sọ dừa nằm trong khoảng 0,3 đến 0,4. Khi khí hóa hỗn hợp RDF gỗ+RDF trấu thì ER tối ưu khoảng 0,4. RDF trấu cho thành phần CO và H2 cao hơn gỗ nhưng thành phần CH4 trong syngas RDF gỗ cao hơn trong syngas RDF trấu. Nhiệt trị của syngas từ khí hóa trấu là 6,82 MJ/kg còn nhiệt trị syngas từ khí hóa gỗ là 7,21 MJ/kg. Chênh lệch nồng độ CO2 giữa thực nghiệm và mô phỏng không quá 15% còn chênh lệch nồng độ CO, CH4 giữa thực nghiệm và mô phỏng không quá 10%. Điều này khẳng định độ tin cậy của mô hình tính toán khí hóa RDF.

Keywords