Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2015)

Tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên đường tiêu hóa và một số chỉ tiêu sinh lý máu trên gà nuôi nhốt tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ

  • Nguyễn Hồ Bảo Trân,
  • Trần Ngọc Bích,
  • Nguyễn Phúc Khánh

Journal volume & issue
no. 37

Abstract

Read online

Nghiên cứu tình tình nhiễm giun sán ký sinh đường tiêu hóa và một số chỉ tiêu sinh lý máu trên gà được tiến hành dựa trên phương pháp mổ khám từng phần của viện sĩ Skrjabin, để định danh phân loại các thành phần loài giun sán ký sinh và xác định chỉ tiêu sinh lý máu của 108 con gà (trong đó 16 con được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu sinh lý máu ở gà nhiễm giun sán (8 con) với gà không bệnh (8 con)), kết quả thu được như sau: Tỷ lệ nhiễm giun sán ở đàn gà tại quận Bình Thủy là 25,93%. Gà nhiễm 2 lớp giun sán, trong đó lớp Nematoda và Cestoda nhiễm với tỷ lệ lần lượt là 92,86% và 50%. Thành phần loài giun sán ký sinh trên gà gồm 7 loài. Trong đó, lớp Cestoda gồm 5 loài là: Raillietina tetragona, Raillietina echinobothrida, Raillietina georgiensis, Raillietina penetrans, Raillietina tinguiana. Và lớp Nematoda gồm 2 loài: Heterakis beramporia và Ascaridia galli. Các loài có tỷ lệ nhiễm cao là Heterakis beramporia với tỷ lệ là 64,29%, và Ascaridia galli là 50%, Raillietina tetragona là 25%, và Raillietina echinobothrida là 21,43%. Gà bị nhiễm giun sán thì số lượng hồng cầu giảm, số lượng bạch cầu tăng, huyết sắc tố giảm. Các chỉ số Hematocrit, M.C.V, M.C.H, M.C.H.C vẫn còn nằm trong giới hạn bình thường. Số lượng hồng cầu: 2,4±0,54 (106/mm3), số lượng bạch cầu là 28,58±4,43 (103/mm3), huyết sắc tố 6,46±0,95 (g%), Hematocrit 20,38±5,10 (%), chỉ số Wintrobe M.C.V 85,81±15,82 (µ3), M.C.H 27,52±4,11 (pg), M.C.H.C 32,82±6,48.

Keywords