Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2012)

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN KHÔ HẠN VÀ BIỆN PHÁP PHỦ LIẾP LÊN SỰ RA HOA MÙA NGHỊCH DÂU HẠ CHÂU (BACCAUREA RAMIFLORA LOUR.) TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

  • Trần Văn Hâu,
  • Lê Minh Quốc

Journal volume & issue
no. 23b

Abstract

Read online

Nghiên cứu đươ?c thư?c hiê?n nhă?m xác định thời gian xiết nước tạo khô hạn trong điều kiện có phủ liếp và không phủ liếp lên sự ra hoa mùa nghịch cây dâu Hạ Châu. Thí nghiệm được thực hiện trên cây dâu Hạ Châu 8 năm tuổi tại huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ từ tháng 8/2010 đến tháng 7/2011. Thí nghiệm thừa số 2 nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Nhân tố thứ nhất là thời gian xiết nước (20, 30 và 40 ngày) trong điều kiện có phủ liếp và không có phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp (nhân tố thứ hai). Kết quả cho thấy xiết nước từ 20 đến 40 ngày làm cây dâu Hạ Châu rụng lá từ 38%- 48%, giảm hàm lượng giberellin trong lá, giảm đạm tổng số cũng như tỷ số C/N, làm cho cây dâu ra hoa mùa nghịch, tỷ lệ ra hoa cao (>80%), tăng khối lượng chùm trái nhưng không ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái. Phủ liếp trước khi xiết nước 20 ngày làm tăng số hoa trên phát hoa, tỷ lệ đậu trái, khối lượng chùm trái nhưng nếu xiết nước đến 30-40 ngày thì biện pháp phủ liếp không có hiệu quả.

Keywords