Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2021)
Sự đa dạng của bọ đuôi bật (Collembola) ở vườn quốc gia ba vì
Abstract
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và phân bố của bọ đuôi bật (Collembola) được thực hiện trên 3 kiểu sinh cảnh đại diện của hệ sinh thái rừng thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì: rừng tự nhiên, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi. Mẫu vật được thu bằng dụng cụ chuyên dụng theo 2 mùa trong năm bằng phương pháp thu mẫu được mô tả bởi Gorny & Grum (1993). Các mẫu vật được tách ra khỏi đất bằng phễu Berlese Tullgren trong thời gian 7 ngày. Quần xã Collembola ở vườn quốc gia Ba Vì khá đa dạng về thành phần họ, giống, loài. Trong 3 sinh cảnh nghiên cứu, rừng tự nhiên là sinh cảnh đa dạng nhất, được đặc trưng bởi sự có mặt của các loài có nguồn gốc từ rừng, đó là Lepidonella annucornis, Callyntrura sp.2, Dicranocentroides clitellatus, Arrhopalites sp.1, Ptenothrix sp.1. Loài đặc trưng cho sinh cảnh rừng trồng là Pseudachorutes dubius; đặc trưng cho trảng cỏ là Sminthurus sp.1, Neosminthurus sp.1. Đa dạng các nhóm phân loại, nhóm dạng sống của Collembola thay đổi khác nhau phụ thuộc vào điều kiện sinh thái cụ thể của sinh cảnh. Quần xã bọ đuôi bật (Collembola) có thể được xem như nhóm sinh vật chỉ thị cho loại hình thảm thực vật và mức độ tác động nhân tác đến môi trường đất.
Keywords