Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2021)

Ảnh hưởng của sự thay đổi độ mặn lên cấu trúc thành phần loài luân trùng (Rotifera) tại lưu vực hạ lưu sông Hậu

  • Trang Nguyen Cong,
  • Âu Văn Hóa,
  • Vũ Ngọc Út

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.073
Journal volume & issue
Vol. 57, no. CĐ Thủy Sản

Abstract

Read online

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự biến động của thành phần loài và số lượng luân trùng (Rotifera) dưới sự biến động của độ mặn ở hạ lưu sông Hậu. Kết quả sẽ làm cơ sở cho nghiên cứu về các biện pháp quản lý chất lượng nước phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trong điều kiện xâm nhập mặn ngày càng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mẫu môi trường và sinh vật được thu hàng tháng từ 7/2017-6/2018 vào lúc triều cao và triều thấp tại 3 địa điểm gồm Cái Côn, Đại Ngãi và Trần Đề. Kết quả cho thấy có 47 loài luân trùng ghi nhận được với tổng mật độ 38.985-79.761 ct/m3 (trung bình 1.249-2.045 ct/m3). Độ mặn tác động mạnh mẽ đến luân trùng; theo đó, số lượng loài hiện diện (Y1), mật độ (Y2) đều có mối tương quan nghịch với độ mặn và được biểu diễn bằng phương trình: Y1=-1,47*X+23,3 (X: độ mặn; R12=0,537; sig.=0,003); Y2=-529,49*X+17.045,9 (R22=0,354; sig.=0,025). Khoảng độ mặn 0-4‰ thích hợp cho các loài luân trùng trên sông Hậu phát triển. Tại các thời điểm độ mặn thấp trong năm (<4‰), người nuôi thủy sản có thể bổ sung hữu cơ để nâng cao mật độ các loài luân trùng như B. plicatilis, F. terminalis và K. cochlearis làm nguồn thức ăn tự nhiên cho việc nuôi thủy sản.

Keywords