Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Jun 2020)

So sánh hiệu quả khả năng làm lành vết thương ở chuột Swiss bằng tế bào gốc trung mô từ mỡ và tế bào gốc đơn nhân từ mỡ

  • Lê Hoàng Duy Minh,
  • Lâm Phạm Phước Hùng,
  • Ngô Thị Minh Thu,
  • Nguyễn Ngọc Hiếu

DOI
https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2020.054
Journal volume & issue
Vol. 56, no. 3

Abstract

Read online

Tế bào gốc từ mỡ có khả năng điều hòa miễn dịch và biệt hóa thành các tế bào chuyên hóa nhằm sửa chữa các cơ quan tổn thương của cơ thể. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của tế bào từ mỡ đến quá trình làm lành vết thương ở chuột Swiss. Sau khi gây loét, 15 con chuột được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm, tiêm NaCl, tiêm 1×106 tế bào gốc đơn nhân từ mỡ và tiêm 1×106 tế bào gốc trung mô từ mỡ. Tất cả các nhóm đều tiêm vào tĩnh mạch đuôi của chuột, theo dõi liên tục trong 13 ngày và đánh giá khả năng làm lành vết thương thông qua hình thái vết thương và giải phẫu mô học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm chuột ghép tế bào làm lành vết thương nhanh hơn so với nhóm đối chứng, ở nhóm ghép ADSCs, vết thương làm lành nhanh nhất và lành hoàn toàn sau 9 ngày ghép. Kết luận, tế bào gốc từ mỡ có ý nghĩa quan trọng trong điều trị vết thương, đặc biệt là tế bào gốc trung mô từ mỡ có khả năng làm lành vết thương nhanh và không tạo sẹo.

Keywords