Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (May 2009)
ẢNH HƯỞNG SỰ CHÔN VÙI RƠM RẠ TƯƠI TRONG ĐẤT NGẬP NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA
Abstract
Nghiên cứu này xác định ảnh hưởng sự sinh trưởng, năng suất lúa và ghi nhận một số đặc tính dung dịch đất trên đất ngập nước có chôn vùi rơm rạ tươi. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 4 lần lặp lại; có 2 nhân tố, nhận tố 1 là 3 loại đất (Humic Tropaquepts Vĩnh Long, Sulfic Humaquepts Tiền Giang và Typic Tropaquepts-salic Trà Vinh) và nhân tố 2 là 4 liều lượng rơm rạ tươi chôn vùi vào đất (0,0; 1,25; 2,5 và 5,0 g/chậu 4 kg đất khô). Kết quả cho thấy chôn vùi rơm rạ tươi vào đất từ 1,25 g đến 5 g/chậu đã làm giảm chiều cao cây và số chồi; lúa trồng trên đất Sulfic Humaquepts Tiền Giang và Typic Tropaquepts-salic Trà Vinh có chiều cao cây và số chồi thấp hơn lúa trồng trên đất Humic Tropaquepts Vĩnh Long; chôn vùi rơm rạ tươi ở 2,5 và 5,0 g/chậu đã làm giảm số bông/chậu, số hạt chắc/bông; năng suất lúa trên chậu có chôn vùi rơm rạ tươi 1,25, 2,5, và 5 g/chậu giảm (29,05; 24,17 và 20,27 g/chậu) thấp hơn 15%, 29% và 41% so với năng suất lúa trên đất không chôn vùi rơm rạ tươi (34,23 g/chậu). Dung dịch đất ngập nước có chôn vùi rơm rạ tươi làm gia tăng hàm lượng acid hữu cơ tổng số trên 1.400 mmolc, H2S trên 0,10 ppm, pH chậm gia tăng và hàm lượng NH4+ hòa tan thấp; dẫn đến giảm sự sinh trưởng và năng suất lúa.