Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên (Sep 2021)

THIẾT LẬP CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DỰA VÀO PHÂN TÍCH THỐNG KÊ: ÁP DỤNG CHO SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

  • Nguyen Viet Hung,
  • Thi Quyen Nguyen,
  • Hai Phong Nguyen,
  • Nguyễn Văn Hợp,
  • Huu Trung Nguyen,
  • Quang Anh Le,
  • Phuoc Binh Dang

DOI
https://doi.org/10.26459/hueunijns.v130i1C.6346
Journal volume & issue
Vol. 130, no. 1C

Abstract

Read online

Chất lượng nước (CLN) sông Hương được đánh giá sơ bộ qua so sánh các thông số quan trắc với quy định kỹ thuật Việt Nam về CLN mặt. Tiếp theo, CLN sông được đánh giá qua Chỉ số chất lượng nước (WQI). Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) được áp dụng cho dữ liệu CLN sông giai đoạn 2017–2020 để xác định trọng số (wi) của thông số CLN i trong tính toán WQI. Chỉ số chất lượng nước được tính từ cả trọng số và chỉ số phụ (qi). Các thông số được lựa chọn để tính WQI gồm (n = 11): pH, EC (độ dẫn điện), DO, TSS, BOD5, COD, N-NH4+, N-NO3–, P-PO43–, Fe (tổng sắt tan) và TC (tổng coliform). Các thông số đó được quan trắc ở 8–10 vị trí trong 4–5 đợt (tháng 2, 5, 8 và 11). Kết quả cho thấy, 95% các giá trị WQI nằm trong khoảng 90–100, ứng với CLN loại ‘tốt’ và ‘rất tốt’; chỉ 5% các giá trị WQI nằm trong khoảng 49–77 (chủ yếu vào tháng 11/2020), ứng với CLN loại ‘xấu’ đến ‘tốt’. Vào mùa mưa lũ, nồng độ TSS và Fe tăng lên, nồng độ DO giảm, dẫn đến làm giảm WQI. Chất lượng nước sông không khác nhau có ý nghĩa thống kê theo không gian/vị trí quan trắc (p > 0,05) với WQI trung vị 97–100 nhưng khác nhau theo thời gian: năm 2017 và 2019 có WQI trung vị (99) lớn hơn năm 2018 và 2020 (WQI trung vị 97) với p < 0,01.

Keywords